Thạch Kính Đường
Thạch Kính Đường

Thạch Kính Đường

Hậu Tấn Cao Tổ (30 tháng 3, 892[1]28 tháng 7, 942[3]), tên thật là Thạch Kính Đường (石敬瑭), là hoàng đế đầu tiên của triều Hậu Tấn, vương triều thứ 3 trong 5 vương triều Ngũ đại, thời Ngũ đại Thập quốc, trị vì từ năm 936 đến khi ông mất.Cha của ông là Thạch Thiệu Ung, làm quan tới Minh Châu thứ sử. Thạch Kính Đường từ nhỏ đã được Lý Tự Nguyên (sau này là Hậu Đường Minh Tông) đánh giá cao, cho chỉ huy thân binh và gả con gái cho. Năm Đồng Quang thứ 4 (926) thời Hậu Đường Trang Tông, tại Ngụy Châu xảy ra binh biến, Thạch Kính Đường thúc giục Lý Tự Nguyên đem quân vào Biện Châu, chuyển hướng tấn công vào Lạc Dương, giết Hậu Đường Trang Tông rồi tự mình lên ngôi Hoàng đế, gọi là Hậu Đường Minh Tông. Sau khi Tự Nguyên lên ngôi Thạch Kính Đường đã giữ chức vụ tiết độ sứ tại các trấn Bảo Nghĩa, Tuyên Vũ, Hà Đông.Năm 934, Hậu Đường Mẫn Đế Lý Tòng Hậu chuyển Thạch Kính Đường tới làm tiết độ sứ ở Thành Đức. Mẫn Đế thảo phạt Lộ vương Lý Tòng Kha bị thất bại, chạy tới Vệ Châu, cầu viện Thạch Kính Đường, nhưng bộ hạ của Thạch Kính Đường lại giết sạch tùy tòng của Mẫn Đế và giam cầm Mẫn Đế tại Vệ Châu. Cuối cùng Mẫn Đế bị Lý Tòng Kha cử người tới giết chết.Năm 936, Thạch Kính Đường nổi dậy chống Hậu Đường, ông cầu viện sự giúp đỡ của Khiết Đan, cắt 16 châu cho Khiết Đan sau khi giành được quyền lực, một hành động có tác động đến tình thế chính trị Trung Quốc trong nhiều năm sau đó.

Thạch Kính Đường

Kế nhiệm Tấn Xuất Đế
Thân mẫu Hà thị
Niên hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Niên hiệu
Thiên Phúc (天福) 936-942
Thụy hiệu
Thánh Văn Chương Vũ Minh Đức Hiếu Hoàng đế
(聖文章武明德孝皇帝)
Miếu hiệu
Cao Tổ (高祖)
Tiền nhiệm Sáng lập triều đại
Thê thiếp Lý hoàng hậu
Sinh (892-03-30)30 tháng 3 năm 892
Thái Nguyên, Đại Đường[1] (nay thuộc Dương Khúc, Thái Nguyên, Sơn Tây)
Mất 28 tháng 7 năm 942(942-07-28) (50 tuổi)
An táng 20 tháng 12 năm 942

Hiển lăng
Tại vị 28 tháng 11 năm 936[1][2]28 tháng 7 năm 942
(&0000000000000005.0000005 năm, &0000000000000242.000000242 ngày)
Hậu duệ
  • Thạch Trọng Anh
  • Thạch Trọng Tín
  • Thạch Trọng Nghệ
  • Thạch Trọng Tiến
  • Thạch Trọng Cảo
  • Thạch thị
Thân phụ Thạch Thiệu Ung